Tượng đá

1. Bồ Tát Quan Âm trong tín ngưỡng của người Việt

Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong 4 vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Đại thừa. Ngài là vị Bồ Tát đức hạnh, có thần lực chỉ sau đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Quan Âm là vị Bồ Tát có thể nhìn thấu mọi bất hạnh, khổ đau, ai oán của trần thế và nguyện cứu độ tất thảy chúng sinh khỏi cõi ta bà.

Chính vì vậy, tượng điêu khắc hình dáng Phật Quan Âm bằng đá, gỗ, đồng hay tranh vẽ hình Ngài được tôn kính và thờ phụng rộng rãi. Ngoài tên gọi ở trên, hồng danh của đức Bồ Tát cũng có nhiều cách gọi khác nữa như: Phật Bà Quan Âm, Quan Âm Như Lai, Quan Âm Phật, Phổ Đà Phật Tổ, Quán Thế Âm Bồ Tát,…

Bồ Tát đã được chứng quả trở thành Phật, nhưng người nguyện ở cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh. Chính vì vậy, chúng ta mới thấy cách gọi cả Bồ Tát, cả Phật như ở bên trên.

Quan Âm Bồ Tát – là mẹ hiền từ bi của nhân gian

Về xuất thân của Bồ Tát có rất nhiều điển tích khác nhau. Tuy nội dung không giống nhau nhưng đều có điểm chung về gia thế của Ngài. Bồ Tát là con vua, thuộc dòng dõi hoàng tộc, có xuất thân cao quý.

Vì chứng kiến người dân sống trong cơ cực, nhiều ai oán bất công, nên Ngài quyết chí tu đạo, trở thành Phật để cứu khổ, cứu nạn, giải thoát cho chúng sinh. Khi tu thành chính quả, ngũ giác của Ngài có thể biến ảo: Mắt có thể “nghe” được âm thanh, tai có thể “nhìn” được hình ảnh, lưỡi có thể “nếm” được mùi hương,… nghe thấu được hồng trần.

Trong điển tích khác, sau khi đắc đạo, thu thành chính quả, Ngài trở thành Phật Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay, có thể nghe thấu sự khổ cực nơi trần thế và ra tay cứu độ.

Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Phật có 5 thứ quán, cũng chính là 5 thần lực của Ngài. Đó là:

  • Chân quán: Khả năng dung thông 6 giác quan với nhau, nên khả năng cảm nhận của Ngài tốt hơn bất cứ vị Bồ Tát nào.
  • Thanh tịnh quán: Giữ cho tâm thanh tịnh, dựa vào sự thanh tịnh ấy để loại bỏ hết thảy những ô nhiễm của năng sở.
  • Từ quán: Siêu độ và cứu thoát chúng sinh khỏi khổ đau, bất hạnh tìm đến sự vui vẻ, hạnh phúc.
  • Bi quán: Lòng từ bi vô điều kiện và không có giới hạn của Người có thể giải thoát chúng sinh khỏi cái tôi ích kỷ, tiêu diệt năng – sở.
  • Quảng đại trí huệ quán: Trí tuệ siêu việt, mang ánh sáng trí tuệ của Ngài, của Phật pháp soi sáng nhân gian, giúp chúng sinh thoát khỏi mông muội, ngu dốt.

 

2. Ý nghĩa tượng Phật Quan Âm bằng đá

Khi thờ bất cứ vị Phật hay Bồ Tát nào, người phật tử phải hiểu rõ về đức Phật đó. Từ danh hiệu đến pháp tướng, hình tướng của tôn tượng. Với đức Phật Quan Thế Âm cũng vậy.

2.1. Ý nghĩa pháp danh của Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát tên gọi nguyên gốc là “Avalokitesvara”, đọc là “A bà lô kiết đê xá bà la”. Chuyển sang nghĩa tiếng Hán và dịch ra là “Địa từ đại bi, cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát”.

Phân tích ngữ nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát chúng ta có thể hiểu như sau:

  • “Quán” có nghĩa là quan sát, xem xét mọi việc từ cái tâm của mình.
  • “Thế” mang nghĩa là thế gian, cõi Ta Bà mà chúng sinh đang sống.
  • “Âm” tức là âm thanh
  • “Bồ Tát” là bậc giác ngộ, dùng Phật pháp để giác ngộ chúng sinh.

Trong Kinh Phổ Môn có nói, bất chứ chúng sinh nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào cầu đến Ngài, thành tâm nhất niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài sẽ dùng huyền diệu để cứu vớt.

Ngài là 1 trong 2 vị bồ tát đứng bên cạnh Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương. Vị Bồ Tát còn lại là Đại Thế Chí Bồ Tát. Ba Ngài còn được xưng tụng là Tây Phương Tam Thánh, hội tụ đầy đủ những đức hạnh tốt đẹp nhất mà chúng phật tử luôn muốn hướng tới.

>> Tìm hiểu thêm: Tượng Phật A Di Đà bằng đá tự nhiên nguyên khối

2.2. Phật Quan Âm là nam hay nữ?

Vấn đề này liên quan rất lớn đến pháp tướng, hình tướng của bức tượng điêu khắc. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Tâm, Quán Thế Âm Bồ tát có 32 hóa thân, có hóa thân là nam, có hóa thân là nữ. Ở Việt Nam, “Quan Âm Thị Kính” là một trong những hóa thân của Ngài. Hình tượng này của người biểu thị cho tấm lòng từ bi, rộng lượng, thương yêu con trẻ.

Trong Phật Giáo nói chung, tượng thờ của Ngài cũng được thể hiện dưới cả hình dạng nữ nhân hoặc nam nhân. Nhưng đó chỉ là hình ảnh thị hiện của đức Bồ Tát, mỗi dáng hình có ý nghĩa riêng và đều cao cả. Cho nên, chúng ta không cần đặt nặng vấn đề nam hay nữ khi thỉnh tượng Ngài.

Bồ Tát Quan Âm dáng nữ nhân
Phật Quan Âm trong hình dáng nam nhân

Ở Việt Nam, tượng Quan Thế Âm chủ yếu là hình dáng nữ nhân. Chỉ một số trường hợp đặc biệt các quý sư thầy mới thỉnh tượng Bồ Tát là nam. Bởi vì, với hạnh ngộ từ bi quảng đại của Ngài, nhân dạng nữ giới sẽ thể hiện tốt hơn.

Mặt khác, một trong những hồng danh mà người Việt hay gọi đức Bồ Tát đó là Mẹ hiền Quan Thế Âm – người mẹ của toàn cõi nhân gian. Bởi vì tình thương và lòng từ bi vô lượng của Người. Nên hình dáng nữ nhân với gương mặt từ bi, hiền hậu sẽ phù hợp hơn.

2.3. Ý nghĩa phong thủy

Tượng Phật Quan Âm bằng đá là biểu tượng của điềm lành, lòng hướng thiện, tâm Phật nên có thể hóa giải hung khí, đem đến bình an, may mắn, giải trừ mọi tai ách cho gia chủ. Không chỉ các đệ tử nhà Phật mới thỉnh tượng Ngài về thờ, mà nhiều gia đình Việt có đức tin với Phật Pháp cũng mua tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá để trưng trong nhà, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến.

Trong kinh điển Phật Giáo có nói, Quan Âm Bồ Tát hiện thân trong nhiều hình dạng để cứu độ chúng sinh, đặc biệt là những tai nạn về lửa, nước, quỷ dữ hay đao kiếm. Tương truyền, tượng Quan Âm Bằng đá phong thủy rất linh trong việc cầu tự. Nhiều phụ nữ không có con hoặc khó có con đều dâng lễ để cầu Ngài.

Chiêm bái hình tượng của Ngài trong các đền chùa hay thờ tại gia, giúp các quý phật tử rũ sạch mọi sân si, dục vọng hồng trần, tìm đến sự tịnh tâm. Phát tâm noi gương Người, sống thanh tịnh, sống hỷ xả, độ lượng, cầu mong đức Quan Âm gia hộ cho gia quyến bình an, thuận hòa, sức khỏe, an khang. Đồng thời, nhở nhở con cháu về hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ, duy trì đạo hiếu làm đầu.

Ngoài mang đến sự bình an, hình ảnh Phật Bà Quan Âm trong phong thủy còn mang lại may mắn, tài lộc. Ngài còn độ trì, giúp cho những ai thành tâm vượt qua mọi tai ương, kiếp nạn, đường công danh sự nghiệp được hanh thông.

Khi kết hợp với đá tự nhiên, tác dụng phong thủy của tượng Phật Quan Âm bằng đá lại được tăng lên một tầng. Vốn dĩ, đá tự nhiên mang trong mình nguồn sức mạnh, linh khí thiên địa đã tích lũy hàng triệu năm nên giá trị phong thủy cao hơn bất cứ loại vật liệu nào.

Nó giúp thu hút sinh khí và luân chuyển các dòng khí tốt. Đồng thời ngăn chặn các tà khí, âm khí. Trưng tượng Bồ Tát Quan Âm bằng đá trong nhà có thể hóa giải sát khí và các xung đột phong thủy, tiêu trừ vận khí đen, đem tới bình an, may mắn.

4. Mẫu tượng đá phật bà Quan Âm

Những kiệt tác điêu khắc được thực hiện bởi các nghệ nhân tài hoa của làng đá Ninh Vân, từ những khối đá tự nhiên cao cấp. Tạo hình của những bức tượng đứng ngồi khác nhau, nhưng đều quen thuộc với gương mặt hiền từ, thánh thiện, bao dung.

Một số hình tướng quen thuộc của Phật Quan Âm bằng đá như: Tượng Phật Quan Âm đứng trên rồng (Thành Long), Bồ Tát Quán Âm ngồi trên đài sen, Phật Bà Quan Âm đứng trên đài sen, tượng đá Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay,…. Mời bạn chiêm ngưỡng những tác phẩm xuất sắc nhất của Đá Thiên Sơn:

Mẫu tượng quan âm ngồi, Ngài mang hình tướng là nam
Đá xanh rêu mang đến hình thái đặc biệt cho pho tượng Quan Âm
Quan Âm Bồ Tát đứng trên đài sen, tay cầm bình nước cam lồ rất quen thuộc
Tượng quan âm đứng vô cùng quen thuộc với quý phật tử
Mẫu tượng đứng trên đài sen và rồng đá là điêu khắc quen thuộc nhất
Ánh sáng hào quang của đức Bồ Tát sẽ chiếu rọi nhân gian, mang đến an vui, may mắn
Tượng Phật Quan Âm bằng đá tinh xảo
Tượng mẹ Quan Âm bằng đá cẩm thạch, đá xanh tự nhiên nguyên khối
Tượng đá Quan Âm Bồ Tát ngồi trên đài sen
Tượng bồ tát ngồi trên lưng voi biểu thị ước nguyện rộng lớn

Trong hình dáng nào chúng ta cũng thấy xuất hiện cùng ngài là hình ảnh tòa sen, bình nước cam lồ hay nhành dương liễu. Mỗi hình ảnh đó đều mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc:

  • Tay trái Ngài cầm bình nước cam lồ (cam lộ) là bình nước thanh tịnh, tượng trưng cho lòng từ bi hỷ xả và độ lượng. Nước cam lồ tưới tới đâu là tình tương xuất hiện ở đó, giúp xoa dịu mọi khổ đau.
  • Tay phải cầm cành dương liễu là biểu tượng cho đức tính nhẫn nhịn.
  • Tượng Phật Quan Âm bằng đá ngự trên đài sen, hoa sen chính là loài hoa biểu tượng cho Phật giáo, mang ý nghĩa của sự thanh khiết.

5. Vị trí đặt tượng Quan Âm bằng đá

Là biểu tượng cao đẹp, mang ý nghĩa tốt lành nên tượng đá Quan Thế Âm Bồ Tát đặt trong nhà hay ngoài trời đều được. Nhưng khi đặt tượng, phải đặc biệt chú ý những điểm sau:

Vị trí đặt tượng phải sạch sẽ, đảm bảo sự trang nghiêm, tôn kính. Không đặt tùy tiện và tuyệt đối không đặt gần nơi có nhiều bụi bẩn, ẩm thấp, xú uế. Đặt trong nhà phải tránh xa phòng bếp, phòng vệ sinh. Cũng không được đặt trong phòng ngủ.

  • Đá Mỹ Nghệ Cao Cấp Tiến Thắng
  • Địa chỉ: Xã Ninh Vân – Huyện Hoa Lư – Tỉnh Ninh Bình
  • Điện thoại: 0358 884 688
  • Emai: damynghetienthang@gmail.com
  • Website: www.damynghetienthang.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *